Căn cứ pháp lý
Việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng tại các diện tích đã được giao cho cộng đồng dân cư nhằm hỗ trợ thực hiện tốt hơn công tác giám sát tài nguyên rừng sau khi giao, đáp ứng các căn cứ pháp lý dưới đây.
Nghị định 06/2022/NĐ-CP ký ngày 07 tháng 01 năm 2022, xem link đấy https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=205039
- Điều 8. Tăng cường hấp thụ khí nhà kính
1. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý rừng bền vững, bảo vệ và nâng cao tỷ lệ che phủ, sinh khối và chất lượng rừng để tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được tham gia các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước, quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Luật Lâm nghiệp 2017 Việt Nam, hiệu lực 01/01/2019, ủng hộ về Quyền cộng đồng trong quản trị Rừng được thể hiện tại các Điều, điểm và mục cụ thể sau:
Chương I: Những quy định chung
- Điều 2, điểm 8: Rừng tín ngưỡng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của Cộng đồng dân cư.
- Điều 2, điểm 9: Chủ rừng là Cộng đồng dân cư (đã được nhận diện) được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất…
- Điều 2, điểm 24: Cộng đồng dân cư có định nghĩa cụ thể.
- Điều 3, điểm 4: Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.
- Điều 4, điểm 6: Chính sách Nhà nước bảo đảm cho cộng đồng dân cư được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất…; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng…;
- Điều 7, điểm 2: Sở hữu rừng, tức là., cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
- Điều 8, điểm 6: Chủ rừng là cộng đồng dân cư.