Phương pháp tính toán



Căn cứ chương III: Quản lý rừng. Mục 5. Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến, cơ sở dữ liệu rừng; Trang web này xây dựng các lớp dữ liệu dưới đây theo các căn cứ và giải trình phương pháp tính toán như sau:

1. Lớp dữ liệu bản đồ

  • Ranh giới xã: nguồn dữ liệu từ dữ liệu quốc gia của Bộ TNMT.
  • Ranh giới đất rừng cộng đồng tại từng xã: phòng địa chính xã, UBND cấp xã, phòng TNMT cấp huyện, phòng tư pháp huyện, UBND cấp huyện, CENDI/CODE.

2. Lớp dữ liệu vệ tinh

  • Nguồn ảnh vệ tinh Landsat-8 từ USGS, độ phân giải 30 mét.
  • Nguồn ảnh vệ tinh Sentinel 2, độ phân giải 10 mét.
  • Nguồn ảnh vệ tinh Planet, độ phân giải 3 mét.

3. Lớp dữ liệu Các-bon sinh khối rừng

  • Kiểm tra dữ liệu Global Forest Resources Assessment 2020 để so sánh giữa cập nhật quốc tế và dữ liệu tại Việt Nam (National Forest Change Monitoring Program Circular 26 (15/11/2017) với 12 nhóm phân loại hiện trạng rừng (mới nhất).
  • • Sử dụng dữ liệu vệ tinh tốt nhất và qua phần mềm QGIS phân tích hình ảnh vùng đất rừng ở hiện trạng thực tế nhất, xác định diện tích thực tế tương ứng với phân loại loại đất loại rừng mới nhất.
  • • Hệ số trữ lượng cacbon rừng trung bình trên 1 ha được áp dụng tương thích với từng loại đất loại rừng cụ thể (và cập nhật). Hệ số k lấy giá trị = 0.47 đối với các loài cây rừng nhiệt đới trong công thức tính khả năng tích trữ Cacbon đối với sinh khối rừng tổng thể.

4. Lớp dữ liệu Các-bon đất

  • Căn cứ Dữ liệu OpenLandMap, tính toán hàm lượng cac-bon hữu cơ được tính trên cơ sở tổng gộp hàm lượng các-bon hữu cơ tại các tầng dày đất (0cm, 10cm, 30cm, 60cm, 100cm, 200cm) so với lớp đất bề mặt.
  • Từ dữ liệu hàm lượng cac-bon hữu cơ theo các tầng dày tính cho từng Pixel, tính tổng cac-bon hữu cơ bằng giá trị của các tầng dày cộng lại.
  • Giá trị phân loại hàm lượng Cac-bon được phân theo các ngưỡng (thấp, trung bình, cao)